Dân Australia cũng đang phải đau đầu vì thuế ô tô cao 6

Tại Australia, ô tô cao cấp đắt hơn nhiều so với những quốc gia khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được nhận định là do những chiếc xe tới Australia phải trải qua hành trình dài từ nơi sản xuất tại châu Âu, Nhật Bản hay châu Mỹ nên chi phí gia tăng. Đồng thời, chính chính phủ nước này cũng cho rằng những mẫu xe xa xỉ, chế tác thủ công cần hạn chế tiêu dùng.

Riêng với xe sang, chính phủ Liên bang Australia đánh thuế rất cao và khoản thuế này cũng có thể sẽ bị thay đổi theo từng năm.

Australia tuyên bố trong tuần này rằng thuế xe hơi sang trọng (LCT) sẽ được giữ nguyên trong 12 tháng tới. Tiếp sau đó, mức thuế này sẽ tăng thêm một chút, đạt mức 65.094 AUD vào năm 2017-2018 với những mẫu xe có mức tiêu hao nhiên liệu hơn 7 lít/100 km.

Dân Australia cũng đang phải đau đầu vì thuế ô tô cao.

Dân Australia cũng đang phải đau đầu vì thuế ô tô cao

Thuế xe tại quốc gia này được áp dụng ở mức 33% trên ngưỡng nhất định. Ví dụ, một chiếc xe có chi phí trước thuế 175.000 AUD thì người dùng sẽ phải thanh toán mức thuế 33% của ngưỡng 100.000 AUD. Do đó, số tiền thuế phải trả sẽ rơi vào khoảng 33.000 AUD, đồng thời nâng mức giá bán những chiếc xe này lên tới trên 200.000 AUD.

LCT là loại thuế gia tăng, bên cạnh các loại thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10%. Ví dụ, khi mua một chiếc xe BMW 760Li có giá trước khi tính thuế LCT và các loại thuế địa phương là 305.000 AUD. Tuy nhiên, số tiền thực tế người dùng tại Australia phải trả để sở hữu mẫu xe hạng sang này lên tới 419.000 AUD.

Hằng năm, chính phủ Australia thu được hàng tỷ AUD nhờ vào số tiền thuế xe hơi sang trọng. Rất nhiều đơn vị nhập khẩu tại quốc gia này lên tiếng phản đối thuế LCT vì cho rằng đó là một biện pháp phân biệt đối xử và không công bằng.

Hiện nay, người Australia đang mua rất nhiều ô tô, đặc biệt là xe sang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, chính phủ nước này cũng đang gặp vấn đề khi thu thuế bởi việc thu thuế LCT hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào để đo lường sự sang trọng. Chẳng hạn, chiếc xe chịu thuế phổ biến nhất là Toyota Land Cruiser - một chiếc xe đa dụng, phù hợp với cả gia đình lớn, kinh tế khi sử dụng nhưng lại bị cho là hàng hoá xa xỉ.

Toyota Land Cruiser cũng bị đánh thuế cao..

Toyota Land Cruiser cũng bị đánh thuế cao.

Nếu nhìn khách quan hơn thì nhiều người sống ở vùng nông thôn hoặc thường xuyên đi công trường. Với họ, đây là chiếc xe phục vụ đắc lực công việc chứ không đơn giản chỉ là món đồ để đi khoe sự giàu có.

Bắt đầu từ năm 2000, thuế xe sang trọng đã được áp dụng nhằm bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Australia (sẽ chấm dứt vào tháng 10/2017). Rõ ràng, luật thuế này đang chứng tỏ nhiều bất cập, bởi người ta không thể kêu gọi một khách hàng định mua chiếc BMW chuyển sang mua Ford Falcon để ủng hộ công nghiệp nội địa.  Qúa nhiều điều vô lý đang còn tồn tại khiến nhiều người phải lên tiếng kêu gọi huỷ luật thuế này.

Bên cạnh đó, bộ Cơ sở Hạ tầng và Phát triển vùng cũng bị chỉ trích vì đánh thuế cao đối với các loại xe chạy dầu diesel. Nguyên nhân được cho là do các xe này sẽ tạo ra nhiều khí CO2 độc hại hơn so với model chạy xăng tương đương trên mỗi lít nhiên liệu đốt cháy.

Trong khi đó, các công ty xe hơi lên tiếng rằng xe diesel tiết kiệm nhiên liệu hơn so với xe chạy xăng, cần khuyến khích phát triển. Rõ ràng, rất nhiều quốc gia khác đang có chính sách khuyến khích phát triển những dòng xe tiết kiệm thân thiện môi trường thì Australia dường như đang đi ngược lại.

Trên thực tế, chỉ tính riêng tài chính năm 2016-2017, việc cắt bỏ thuế LCT sẽ khiến chính phủ Australia thiệt hại 650 triệu USD. Tổng giám đốc Maserati Australia - Glen Sealey nêu quan điểm: "Rõ ràng loại thuế vô lý này cần phải được bãi bỏ."

Trước đó, vào năm 2014, người phát ngôn của Porsche, Paul Ellis, cũng đưa ra nhận định sâu sắc về vấn đề này: "Chính phủ Liên bang có nhiều thu nhập hơn khi Porsche và các đại lý nỗ lực bán hàng. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ và họ chỉ việc ngồi không cũng có lợi nhuận."

Tương tự, Giám đốc Mercedes-Benz Australia, David McCarthy, phản đối luật thuế này trong gần 10 năm qua: "Mặc dù họ có thể đánh thuế những thứ hàng hoá xa xỉ khác như nhẫn kim cương, máy bay cá nhân, thành viên câu lạc bộ golf và du thuyền sang trọng, chính phủ vì một lý do nào đó, lại quyết định chọn ngành ôtô để trừng phạt."

Năm 2008, Ông Joe Hockey, cựu lãnh đạo đảng tự do, đã chống lai luật thuế đã lên tiếng: "Một chiếc Land Cruiser ở vùng nông thôn Australia không phải chiếc xe sang trọng. Công bằng mà nói, chúng tôi cho rằng đây là một chính sách tồi tệ và chúng tôi phản đối nó."

Giám đốc điều hành công ty AAA, Michael Bradley, nói: "Với việc ngành công nghiệp ôtô địa phương sẽ chấm dứt vào năm 2017, đây là lúc nên loại bỏ thứ thuế vô lý đánh vào xe hơi sang trọng. Ngày nay, trong số 10 chiếc xe bán tại Australia thì cả 10 chiếc đều được nhập khẩu nguyên chiếc, vì vậy không còn lý do gì để duy trì loại thuế này."

Australia mạnh tay với các thương hiệu xe hơi xa xỉ nhằm thu khoản thuế hàng tỷ AUD mỗi năm.

Chính phủ nước này đang cân nhắc kế hoạch nhập khẩu song song, nhằm giảm chi phí xe mới bằng việc cho phép các nhà sản xuất xe hơi được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài nhưng có lẽ kế hoạch này vẫn còn bị bỏ ngỏ. Dường như mọi thứ đang dần chìm vào im lặng.

Những thay đổi đối với luật thuế LCT đang được xem xét. LCT có thể được bãi bỏ và thay thế bằng loại thuế môi trường, liên quan tới mức khí thải của từng dòng xe và tiết kiệm nhiên liệu, tương tự thuế đang áp dụng tại Anh.

Thông qua điều chỉnh thuế và phí sử dụng đường bộ, chính phủ có thể khuyến khích cải thiện hiệu suất xe, khuyến khích các dòng xe có lượng khí thải CO2 thấp và xe điện.

Thu thuế đường bộ thay cho phí đăng ký cũng là đề xuất mà chính phủ nên lưu tâm. Thuế xe hơi sang trọng sẽ giữ ổn định ở hiện tại, đặc biệt chính phủ đang dự toán lại ngân sách bởi doanh thu từ LCT trong khoảng từ tháng 7/2017-6/2021 là 2,7 tỷ AUD.

Thuế Lct Thuế Ô Tô Cao Thuế Ô Tô Úc Xe Australia

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget